Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Tự học excel bằng hình ảnh

Giới thiệu về chương trình
Giúp cho người mới học làm quen dễ dàng với excel thông qua các video clip.
Đây là đường dẫn, các em download về máy tính, dùng winrar giải nén.
http://www.mediafire.com/?mlm3ztgydno

Tham khảo ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KẾ TOÁN

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KẾ TOÁN

BỘ LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG BINH XÃ HÔI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ CHÂU

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN LÝ THUYẾT NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP


MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Đối tượng: Chuyên ngành kế toán Khóa 1

A.LÝ THUYẾT:

1.Kế toán tài sản bằng tiền

1.1.Nội dung và qui định hạch toán tài sản bằng tiền

1.2.Phương pháp kế toán tiền mặt ( Chứng từ sủ dụng; TK kế toán và Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về tiền mặt).

1.3.Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng ( Chứng từ sủ dụng; TK kế toán và Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về tiền gửi ngân hàng).

1.4.Phương pháp kế toán tiền đang chuyển ( Chứng từ sủ dụng; TK kế toán và Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về tiền đang chuyển).

2.Kế toán hàng tồn kho

2.1.Nội dung và qui định hạch toán hàng tồn kho

- Khái niệm HTK, nội dung HTK

- Qui định về đánh giá HTK (đánh giá HTK nhập kho, đánh giá HTK xuất kho)

2.2.Các phương pháp hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ.

2.3.Các phương pháp kế toán chi tiết HTK:

- Phương pháp thẻ song song

- Phương pháp sổ số dư

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

2.2.Phương pháp kế toán tăng giảm hàng tồn kho

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 151, 152, 153, 156, 133, 611

- Vận dụng tài khoản để kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về tăng, giảm hàng tồn kho (Theo 2 phương pháp KKTX và KKĐK, trong các DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp)

2.3.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Qui định về dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 159

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

3. Kế toán tài sản cố định:

3.1. Khái niệm, phân loại và đánh giá TSCĐ.

3.2. Kế toán tăng giảm TSCĐ hữu hình, vô hình

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 211, 213

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ

- Phương pháp khấu hao (tuyến tính)

- Chứng từ sử dụng (Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ)

- Tài khoản sử dụng: TK 214

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

4. Kế toán hoạt động đầu tư tài chính

4.1. Khái niệm và phân loại hoạt động đầu tư tài chính

- Khái niệm

- Phân loại:

+ Theo thời gian đầu tư: ngắn hạn, dài hạn

+ Theo nội dung, tính chất: đầu tư vào công ty con, đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sỏ KD đồng kiểm soát; đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư chứng khoán và đầu tư khác

4.2. Kế toán đầu tư vào công ty liên kết

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 223

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

4.3.Kế toán đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sỏ KD đồng kiểm soát

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 222

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

4.4.Kế toán đầu tư vào công ty con

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 223

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

4.5.Kế toán đầu tư chứng khoán

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 223

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

5. Kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm

5.1.Khái niệm, phân loại chi phí SX và giá thành SP

5.2.Kế toán tập hợp chi phí SX: ( theo phương pháp KKTX)

- Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí SX

- Kế toán tập hợp các khoản mục chi phí SX ( CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CPSXC)

- Kế toán tổng hợp CPSX

5.3. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Phương pháp ước tính sản lượng tương đương

- Phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Phương pháp định mức

5.4. Các phương pháp tính giá thánh sản phẩm

- Phương pháp giản đơn

- Phương pháp hệ số

- Phương pháp tỷ lệ

- Phương pháp phân bước

6.Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

6.1.Kế toán tiêu thụ thành phẩm

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 511, 512, 632, 157, 131

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán buôn (trực tiếp, gửi hàng)

+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán lẻ

+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán trả góp

+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán đại lý

+ Kế toán các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng (phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thừa hàng, thiếu hàng)

6.2.Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Nội dung chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 641, 642

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

6.3.Kế toán xác định kết quả kinh doanh

- Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh

- Nội dung doanh thu, chi phí hoạt động tài chính

- Nội dung thu nhập và chi phí khác

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 911, 821, ….

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

6.5. Kế toán phân phối lợi nhuận

- Nội dung và nguyên tắc phân phối lợi nhuận

- Chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 421, 414, 415, 353….

- Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

7. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán

7.1.Kế toán các khoản phải thu

- Kế toán các khoản phải thu ( phải thu khách hàng; phải thu về thuế GTGT được khấu trừ; các khoản phải thu khác; tạm ứng; chi phí trả trước)

- Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

+Qui định về dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+Chứng từ sử dụng

+Tài khoản sử dụng: TK 139

+Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

7.2. Kế toán các khoản nợ phải trả:

- Kế toán phải trả người bán

- Kế toán các khoản vay ( vay ngắn hạn, vay dài hạn, chi phí đi vay, phát hành trái phiếu)

- Kế toán thuế, phí, lệ phí phải nộp nhà nước

- Kế toán thanh toán với công nhân viên

- Kế toán chi phí phải trả

- Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác

8. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

- Nội dung và qui định kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

- Kế toán nguồn vốn kinh doanh

- Kế toán chêch lệch đánh giá lại tài sản

- Kế toán chêch lêch tỷ giá

- Kế toán các quỹ doanh nghiệp (quỹ dự phòng tài chính; quỹ đầu tư phát triển; quỹ khen thưởng, phúc lợi)

9. Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong DN thương mại

9.1.Kế toán mua hàng ( mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu)

- Các phương thức mua hàng

- Nguyên tắc xác định giá gốc hàng mua

- Phương pháp kế toán mua hàng :

+ Chứng từ sử dụng

+ Tài khoản sử dụng

+ Vận dụng TK để kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

9.2.Kế toán bán hàng ( bán hàng trong nước và xuất khẩu hàng hóa)

- Các phương thức bán hàng: Bán buôn: gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng (giao hàng trực tiếp, gửi hàng); Bán lẻ; Bán trả góp; Bán đại lý

- Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

- Kế toán bán hàng theo các phương thức

+ Chứng từ sử dụng

+ Tài khoản sử dụng

+ Vận dụng TK để kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

10. Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

10.1.Khái niệm, nội dung và tác dụng của báo cáo tài chính

10.2.Yêu cầu và nguyên tắc lập báo cáo tài chính

10.3. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán

10.4. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

B.BÀI TẬP

1.Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế về :

- Tăng , giảm các loại tài sản : tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định;

- Tăng, giảm các khoản nợ phải trả: các khoản vay, các khoản phải trả người bán, phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên…;

- Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;

- Mua, bán hàng hóa; nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa;

2.Thực hiện các công việc kế toán cuối kỳ:

- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, tính thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ;

- Điều chỉnh chêch lệch tỷ giá của các tài khoản có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, xác định doanh thu bán hàng thuần và kết chuyển doanh thu thuần. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh;

- Kết chuyển các khoản chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác;

- Xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và kết chuyển vào TK xác định kết quả;

- Xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và kết chuyển vào TK lợi nhuận chưa phân phối

3. Vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức kế toán Nhật ký chung và hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

4. Lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Quy chế đào tạo Trung cấp Nghề

Quy chế đào tạo Trung cấp Nghề

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ KIỂM TRA - THI TỐT NGHIỆP

(Theo quyết đỊnh số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 và

Nội qui Kiểm tra, thi tốt nghiệp của Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh )

I. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ VÀ KẾT THÚC MÔN HỌC :

1. Kiểm tra định kỳ :

Kiểm tra định kỳ được thực hiện trong quỹ thời gian giảng dạy, bằng các hình thức như: Viết (tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan), thực hành hoặc vấn đáp. Nội dung, thời gian,... kiểm tra định kỳ được qui định trong chương trình chi chi tiết môn. Học sinh phải tham gia đầy đủ các bài kiểm tra, nếu không đủ thì được giáo viên trực tiếp giảng dạy bố trí kiểm tra bổ sung khi kết thúc môn học.

a) Số lần kiểm tra định kỳ/ môn học : Môn £ 60 tiết kiểm tra tối thiểu 1 lần, Môn ³ 75 tiết kiểm tra tối thiểu 3 lần.

b) Kiểm tra Viết 45 phút/ lần; Kiểm tra Thực hành 2 giờ (120 phút)/ lần. Kiểm tra Vấn đáp 45 phút/lần/HS

c) Điểm Kiểm tra định kỳ tính hệ số 2

d) Học sinh có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra < 5 thì được giáo viên trực tiếp giảng dạy xem xét, bố trí kiểm tra lần thứ 2 một số bài < 5 điểm; lấy điểm cao nhất của 2 lần kiểm tra để tính điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ và điểm tổng kết môn học.

2. Kiểm tra kết thúc môn học :

2.1. Điều kiện học sinh được kiểm tra kết thúc môn học :

a) Hoàn thành học phí đúng thời gian quy định.

b) Dự ít nhất 80% giờ học lý thuyết và dự đầy đủ số giờ dạy thực hành (Nếu nghỉ từ 20-30% giờ lý thuyết hoặc <15% giờ thực hành thì phải được trưởng khoa, trưởng bộ môn bố trí giáo viên phụ đạo bổ sung đầy đủ khối lượng học tập, thực hành,… mới được tham dự kiểm tra hết môn.

c) Có số cột điểm kiểm tra định kỳ theo quy định tại khoản 1b và có điểm Trung bình cộng các cột kiểm tra định kỳ ³ 5,0 điểm.

2.2. Tổ chức kiểm tra kết thúc môn học :

a) Kế hoạch kiểm tra kết thúc môn học được thể hiện trong Thời khoá biều của khoá học; do Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán, Khoa/ bộ môn,… xây dựng và thông báo cho HS biết khi bắt đầu giảng dạy môn học.

b) Kiểm tra kết thúc môn học được thực hiện cho tất cả các môn học, gồm 2 lần.

b.1) Lần 1: Cho các HS đủ điều kiện dự kiểm tra như quy định ở điều 2.1.

b.2) Lần 2: Cho các HS thuộc một trong 2 dạng sau:

b.2.1. HS có điểm kiểm tra hết môn lần 1 < 5.0 điểm.

b.2.2. HS đủ điều kiện kiểm tra hết môn lần 1, nhưng không tham dự kiểm tra có lý do chính đáng. Các HS này, nếu điểm kiểm tra lần 2 <5.0 dược đăng ký kiểm tra bổ sung 1 lần nữa khi nhà trường tổ chức kiểm tra kết thúc môn học đó tại thời điểm khác).

b.2.3 HS không tham dự kiểm tra kết thúc môn lần 1 không có lý do chính đáng chỉ được kiểm tra lần 2. (không được đăng ký kiểm tra bổ sung).

3. Điểm tổng kết môn học :

ĐTKM =

n

2. å Đi ĐK + 3. Đ KT

i=1

2 n + 3

Trong đó:

- ĐTKM: Điểm tổng kết môn học, mô-đun

- Đi ĐK: Điểm kiểm tra định kỳ môn học, mô-đun lần i

- n: Số lần kiểm tra định kỳ.

- Đ KT : Điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.

II. THI VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP:

1. Điều kiện nào để học sinh được dự thi tốt nghiệp?

- Điểm tổng kết các môn học đào tạo nghề, môn chính trị và các môn văn hóa phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức thi.

- Đã hoàn tất học phí, lệ phí theo quy định của nhà trường

2. Đối tượng được dự thi tốt nghiệp :

- HS có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định ở trên.

- HS các khoá trước có đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp theo quy định như trên nhưng chưa tham dự thi hoặc thi trượt tốt nghiệp, có đơn xin dự thi và được hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp theo các nội dung chưa thi tốt nghiệp hoặc thi trượt tốt nghiệp;

- HS các khoá trước không đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp theo quy định, đã tham gia học tập và rèn luyện hoàn thiện các điều kiện còn thiếu, có đơn xin dự thi tốt nghiệp và được hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp.

3. Môn thi và hình thức thi tốt nghiệp :

3.1. Thi môn Chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết tự luận với thời gian 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút.

3.2. Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề.

- Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết (tự luận hoặc trắc nghiệm) với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

- Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày.

3.3. Thi các môn Văn hoá phổ thông, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi tốt nghiệp các môn văn hoá phổ thông đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh trung học cơ sở.

4. Công nhận tốt nghiệp cho HS :

- HS trình độ trung cấp hệ tuyển sinh trung học phổ thông sẽ được công nhận tốt nghiệp khi : Kết quả thi môn chính trị đạt từ 5,0 điểm trở lên; Kết quả thi kiến thức, kỹ năng nghề có điểm thi lý thuyết nghề và điểm thi thực hành nghề đều đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- HS trình độ trung cấp hệ tuyển sinh trung học cơ sở được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đồng thời có điểm thi các môn Văn hoá phổ thông đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- HS không đủ điều kiện để công nhận tốt nghiệp được bảo lưu kết quả các điểm thi tốt nghiệp đã đạt yêu cầu trong thời gian 4 năm kể từ ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp của lần thi đó để xét công nhận tốt nghiệp. Trường hợp HS không có nhu cầu tham dự kỳ thi tốt nghiệp khoá sau sẽ được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá học.

5. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp :

1. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp được sử dụng để xếp loại tốt nghiệp và được tính theo công thức sau:

ĐTN =

3.ĐTB + 2.ĐTNTH + ĐTNLT

6

Trong đó:

ĐTN: Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp

ĐTB: Điểm trung bình chung toàn khoá học được xác định theo quy định tại khoản 2 của Điều này.

ĐTNTH: Điểm thi thực hành nghề

ĐTNLT: Điểm thi lý thuyết nghề

2. Điểm trung bình chung toàn khoá học được xác định như sau:

a) Công thức tính điểm trung bình chung toàn khoá học:

ĐTB =

n

å ai.ĐiTKM

i=1

n

å ai.

i=1

Trong đó:

ĐTB: là điểm trung bình chung toàn khoá học

ai: Hệ số môn học,

ĐiTKM : Điểm tổng kết môn học, mô-đun đào tạo nghề thứ i.

n: Số lượng các môn học, mô-đun đào tạo nghề.

b) Điểm trung bình chung được tính đến một chữ số thập phân.

c) Điểm tổng kết các môn học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chính trị, tin học, ngoại ngữ và các môn văn hoá phổ thông không tính vào điểm trung bình chung toàn khoá học.

Đối với các nghề có yêu cầu sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp thì điểm tổng kết môn học tin học, ngoại ngữ được tính vào điểm trung bình chung toàn khoá học.

6. Xếp loại tốt nghiệp

1. Việc xếp loại tốt nghiệp căn cứ vào điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp.

2. Các mức xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

a) Loại xuất sắc có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 9,0 đến 10;

b) Loại giỏi có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 8,0 đến dưới 9,0;

c) Loại khá có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 7,0 đến dưới 8,0;

d) Loại trung bình khá có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 6,0 đến dưới 7,0;

đ) Loại trung bình có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 5,0 đến dưới 6,0.

3. Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào bằng tốt nghiệp và bảng tổng hợp kết quả học tập của người học nghề.