Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Quy chế đào tạo Trung cấp Nghề

Quy chế đào tạo Trung cấp Nghề

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ KIỂM TRA - THI TỐT NGHIỆP

(Theo quyết đỊnh số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 và

Nội qui Kiểm tra, thi tốt nghiệp của Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh )

I. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ VÀ KẾT THÚC MÔN HỌC :

1. Kiểm tra định kỳ :

Kiểm tra định kỳ được thực hiện trong quỹ thời gian giảng dạy, bằng các hình thức như: Viết (tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan), thực hành hoặc vấn đáp. Nội dung, thời gian,... kiểm tra định kỳ được qui định trong chương trình chi chi tiết môn. Học sinh phải tham gia đầy đủ các bài kiểm tra, nếu không đủ thì được giáo viên trực tiếp giảng dạy bố trí kiểm tra bổ sung khi kết thúc môn học.

a) Số lần kiểm tra định kỳ/ môn học : Môn £ 60 tiết kiểm tra tối thiểu 1 lần, Môn ³ 75 tiết kiểm tra tối thiểu 3 lần.

b) Kiểm tra Viết 45 phút/ lần; Kiểm tra Thực hành 2 giờ (120 phút)/ lần. Kiểm tra Vấn đáp 45 phút/lần/HS

c) Điểm Kiểm tra định kỳ tính hệ số 2

d) Học sinh có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra < 5 thì được giáo viên trực tiếp giảng dạy xem xét, bố trí kiểm tra lần thứ 2 một số bài < 5 điểm; lấy điểm cao nhất của 2 lần kiểm tra để tính điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ và điểm tổng kết môn học.

2. Kiểm tra kết thúc môn học :

2.1. Điều kiện học sinh được kiểm tra kết thúc môn học :

a) Hoàn thành học phí đúng thời gian quy định.

b) Dự ít nhất 80% giờ học lý thuyết và dự đầy đủ số giờ dạy thực hành (Nếu nghỉ từ 20-30% giờ lý thuyết hoặc <15% giờ thực hành thì phải được trưởng khoa, trưởng bộ môn bố trí giáo viên phụ đạo bổ sung đầy đủ khối lượng học tập, thực hành,… mới được tham dự kiểm tra hết môn.

c) Có số cột điểm kiểm tra định kỳ theo quy định tại khoản 1b và có điểm Trung bình cộng các cột kiểm tra định kỳ ³ 5,0 điểm.

2.2. Tổ chức kiểm tra kết thúc môn học :

a) Kế hoạch kiểm tra kết thúc môn học được thể hiện trong Thời khoá biều của khoá học; do Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán, Khoa/ bộ môn,… xây dựng và thông báo cho HS biết khi bắt đầu giảng dạy môn học.

b) Kiểm tra kết thúc môn học được thực hiện cho tất cả các môn học, gồm 2 lần.

b.1) Lần 1: Cho các HS đủ điều kiện dự kiểm tra như quy định ở điều 2.1.

b.2) Lần 2: Cho các HS thuộc một trong 2 dạng sau:

b.2.1. HS có điểm kiểm tra hết môn lần 1 < 5.0 điểm.

b.2.2. HS đủ điều kiện kiểm tra hết môn lần 1, nhưng không tham dự kiểm tra có lý do chính đáng. Các HS này, nếu điểm kiểm tra lần 2 <5.0 dược đăng ký kiểm tra bổ sung 1 lần nữa khi nhà trường tổ chức kiểm tra kết thúc môn học đó tại thời điểm khác).

b.2.3 HS không tham dự kiểm tra kết thúc môn lần 1 không có lý do chính đáng chỉ được kiểm tra lần 2. (không được đăng ký kiểm tra bổ sung).

3. Điểm tổng kết môn học :

ĐTKM =

n

2. å Đi ĐK + 3. Đ KT

i=1

2 n + 3

Trong đó:

- ĐTKM: Điểm tổng kết môn học, mô-đun

- Đi ĐK: Điểm kiểm tra định kỳ môn học, mô-đun lần i

- n: Số lần kiểm tra định kỳ.

- Đ KT : Điểm kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.

II. THI VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP:

1. Điều kiện nào để học sinh được dự thi tốt nghiệp?

- Điểm tổng kết các môn học đào tạo nghề, môn chính trị và các môn văn hóa phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức thi.

- Đã hoàn tất học phí, lệ phí theo quy định của nhà trường

2. Đối tượng được dự thi tốt nghiệp :

- HS có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định ở trên.

- HS các khoá trước có đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp theo quy định như trên nhưng chưa tham dự thi hoặc thi trượt tốt nghiệp, có đơn xin dự thi và được hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp theo các nội dung chưa thi tốt nghiệp hoặc thi trượt tốt nghiệp;

- HS các khoá trước không đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp theo quy định, đã tham gia học tập và rèn luyện hoàn thiện các điều kiện còn thiếu, có đơn xin dự thi tốt nghiệp và được hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp.

3. Môn thi và hình thức thi tốt nghiệp :

3.1. Thi môn Chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết tự luận với thời gian 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút.

3.2. Thi kiến thức, kỹ năng nghề: gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành nghề.

- Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết (tự luận hoặc trắc nghiệm) với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

- Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày.

3.3. Thi các môn Văn hoá phổ thông, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi tốt nghiệp các môn văn hoá phổ thông đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh trung học cơ sở.

4. Công nhận tốt nghiệp cho HS :

- HS trình độ trung cấp hệ tuyển sinh trung học phổ thông sẽ được công nhận tốt nghiệp khi : Kết quả thi môn chính trị đạt từ 5,0 điểm trở lên; Kết quả thi kiến thức, kỹ năng nghề có điểm thi lý thuyết nghề và điểm thi thực hành nghề đều đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- HS trình độ trung cấp hệ tuyển sinh trung học cơ sở được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đồng thời có điểm thi các môn Văn hoá phổ thông đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- HS không đủ điều kiện để công nhận tốt nghiệp được bảo lưu kết quả các điểm thi tốt nghiệp đã đạt yêu cầu trong thời gian 4 năm kể từ ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp của lần thi đó để xét công nhận tốt nghiệp. Trường hợp HS không có nhu cầu tham dự kỳ thi tốt nghiệp khoá sau sẽ được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá học.

5. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp :

1. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp được sử dụng để xếp loại tốt nghiệp và được tính theo công thức sau:

ĐTN =

3.ĐTB + 2.ĐTNTH + ĐTNLT

6

Trong đó:

ĐTN: Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp

ĐTB: Điểm trung bình chung toàn khoá học được xác định theo quy định tại khoản 2 của Điều này.

ĐTNTH: Điểm thi thực hành nghề

ĐTNLT: Điểm thi lý thuyết nghề

2. Điểm trung bình chung toàn khoá học được xác định như sau:

a) Công thức tính điểm trung bình chung toàn khoá học:

ĐTB =

n

å ai.ĐiTKM

i=1

n

å ai.

i=1

Trong đó:

ĐTB: là điểm trung bình chung toàn khoá học

ai: Hệ số môn học,

ĐiTKM : Điểm tổng kết môn học, mô-đun đào tạo nghề thứ i.

n: Số lượng các môn học, mô-đun đào tạo nghề.

b) Điểm trung bình chung được tính đến một chữ số thập phân.

c) Điểm tổng kết các môn học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chính trị, tin học, ngoại ngữ và các môn văn hoá phổ thông không tính vào điểm trung bình chung toàn khoá học.

Đối với các nghề có yêu cầu sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp thì điểm tổng kết môn học tin học, ngoại ngữ được tính vào điểm trung bình chung toàn khoá học.

6. Xếp loại tốt nghiệp

1. Việc xếp loại tốt nghiệp căn cứ vào điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp.

2. Các mức xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

a) Loại xuất sắc có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 9,0 đến 10;

b) Loại giỏi có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 8,0 đến dưới 9,0;

c) Loại khá có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 7,0 đến dưới 8,0;

d) Loại trung bình khá có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 6,0 đến dưới 7,0;

đ) Loại trung bình có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 5,0 đến dưới 6,0.

3. Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào bằng tốt nghiệp và bảng tổng hợp kết quả học tập của người học nghề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét